Trendline là một công cụ kỹ thuật vô cùng phổ biến đối với các trader tuy nhiên phần lớn chúng ta sử dụng trendline sai cách, từ đó không phát huy hết được sức mạnh vốn có của trendline. Vậy trendline là gì? Cách vẽ trendline như thế nào là đúng trong từng điều kiện thị trường đang xu hướng lên hay xuống hay đi ngang? Cách sử dụng trendline để xác định xu hướng và giao dịch hiệu quả nhất là gì?
Trendline – Đường xu hướng có thể được sử dụng để xác định và xác nhận xu hướng. Đường xu hướng kết nối ít nhất 2 điểm giá trên biểu đồ và thường được mở rộng về phía trước để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự dốc. Các đường có độ dốc dương(tức đường xu hướng đang hướng lên) cho ta thấy đường giá đang ở xu hướng tăng, gọi là đường uptrend. Các đường có độ dốc âm(tức đường xu hướng đang hướng xuống) cho ta thấy đường giá đang ở xu hướng giảm, gọi là đường downtrend.
Giá thường test lại một đường xu hướng nhiều lần(tức chạm đường xu hướng xong tiếp tục duy trì xu hướng chính), cho đến khi nó phá vỡ (gọi là phá trend), chúng ta có thể có một xu hướng đảo ngược.
Trendline trong xu hướng tăng(uptrend) là đường thẳng nối các đáy sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trên đường thẳng đó.(các đáy cao dần)
Trendline trong xu hướng giảm(downtrend) là đường thẳng nối các đỉnh sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm dưới đường thẳng đó.(các đỉnh thấp dần)
Khi đường giá đi ngang, tức đang sideway, không áp trendline vào, Trendline – Đường xu hướng, cái tên đã thể hiện rõ, thị trường có xu hướng mới áp vào, còn khi thị trường không rõ xu hướng, lúc này chỉ nên sử dụng kháng cự hỗ trợ, hoặc đường kẻ ngang để xác định vùng biên giữa kháng cự hỗ trợ, khi giá có tín hiệu bứt phá(breakout) vùng cản nào thì giá di chuyển theo hướng đấy.
Mục đích dùng trendline để có tín hiệu vào lệnh sớm hơn so với dùng kháng cự hỗ trợ hay lý thuyết dow.
Với bài trendline: anh chị em có thể xác định được xu hướng giá, biết được đâu là vùng đảo chiều. Kết hợp thêm bài kháng cự -hỗ trợ, lý thuyết dow để tìm điểm entry khi vào lệnh.
Chúng ta có thể vào lệnh tại các điểm phá trend, cắt lỗ trên kháng cự, dưới hỗ trợ gần nhất, hoặc cũng có thể chờ giá phá trend, sau đó giá quay lại test trend, entry ở đây, hoặc ae muốn chắc cú hơn, thì sau khi test trend xong, giá tiếp tục quay ngược lại phá tiếp cản, entry theo lý thuyết dow, bài này là kết hợp cả kháng cự – hỗ trợ, lý thuyết dow, xác suất thắng sẽ cao hơn.