Phân tích cơ bản là một phương pháp phân tích thị trường tài chính nhằm dự báo xu hướng giá. Phân tích cơ bản Forex tập trung vào tình hình hiện tại của nền kinh tế, và nghiên cứu nhiều vấn đề như lãi suất, việc làm, GDP, thương mại quốc tế và sản xuất chế tạo, cũng như tác động của chúng lên đồng nội tệ.
Lý thuyết tiền đề của phân tích cơ bản trong forex, cũng như các thị trường tài chính khác là giá của một tài sản có thể khác với giá trị thực của nó. Vì lý do này, nhiều thị trường tài chính đôi khi vẫn định giá sai tài sản, định giá quá cao hoặc định giá quá thấp trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà phân tích cơ bản cho rằng mặc dù bị định giá sai trong một khoảng thời gian ngắn, tài sản sẽ dần dần trở về đúng với mức giá thực của nó. Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định giá trị thực của tài sản để so sánh nó với mức giá hiện tại và tìm cơ hội đầu tư tiềm năng. Đây chính là điểm khác biệt chính giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong khi các nhà phân tích kỹ thuật thường chỉ quan tâm đến mức giá hiện tại, các nhà phân tích cơ bản tìm kiếm mọi thứ nhưng không phải mức giá hiện tại. Tuy rằng phân tích cơ bản không phải công cụ phân tích tốt nhất dành cho trader đầu tư ngắn hạn trong thị trường giao dịch hàng ngày, nhưng nó là một nhân tố quan trọng trong giao dịch Forex giúp trader dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản trong thị trường Forex (FX) không chỉ so sánh các dữ liệu hiện tại của một chỉ số kinh tế với dữ liệu quá khứ của nó. Phân tích cơ bản còn sử dụng nhiều lý thuyết kinh tế để bao quát thị trường forex và so sánh với mức giá hiện tại.
Phân tích cơ bản thị trường tiền tệ thường sử dụng các lý thuyết kinh tế “ngang giá” – nghĩa là trader nên giao dịch tiền tệ khi đã điều chỉnh tỷ giá của nó theo tình hình kinh tế tại địa phương như lạm phát và lãi suất nhằm loại trừ sự khác biệt và cân bằng cán cân thanh toán.
Phân tích cơ bản: Tin tốt – Tin xấu
Từ góc nhìn thực tiễn của một nhà đầu tư, trader có lẽ đã nhận ra tin tức và báo cáo kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành xu hướng thị trường. Điều này xảy ra như thế nào và tại sao? Các chuyên gia tài chính thường theo dõi rất nhiều chỉ số kinh tế vì chúng có thể chỉ ra tình hình kinh tế trong tương lai.
Các chỉ số này được tìm thấy trong những bài báo, tin tức được công bố trên các phương tiện truyền thông. Một số được xuất bản hàng tuần, nhưng hầu hết là được xuất bản hàng tháng, còn một số ít được xuất bản hàng quý. Trader có thể theo dõi và cập nhật các tin tức kinh tế được công bố qua Lịch Forex trên Admiral Markets. Bây giờ, hãy cùng so sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản dựa trên tần suất cập nhật tin tức kinh tế.
Phân tích cơ bản thị trường tiền tệ cập nhật tin tức tỷ giá hối đoái theo từng giây. Trong khi đó, các chỉ báo phân tích cơ bản chỉ được cập nhật nhiều nhất một tuần một lần. Dòng vốn chảy từ các quốc gia có quy mô giao dịch tăng trưởng chậm hơn, tới các quốc gia có quy mô giao dịch tăng trưởng nhanh hơn.
Điều này có liên quan đến sức khỏe của nền kinh tế. Một nền kinh tế vững mạnh sẽ trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài vì nó có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn trên thị trường tài chính.
Vì lý do đó, để thực hiện giao dịch, trước tiên các nhà đầu tư phải đổi đơn vị tiền tệ của quốc gia mình sinh sống sang đơn vị tiền tệ của quốc gia mà mình muốn đầu tư. Việc mua ngoại tệ này sẽ đẩy mức cầu và gia tăng giá trị cho đơn vị tiền tệ đó. Tuy nhiên, thị trường forex không đơn giản như vậy. Đó là lý do vì sao đôi khi các nền kinh tế vững mạnh vẫn có đồng nội tệ mất giá. Tiền tệ không giống với cổ phiếu của một công ty có khả năng trực tiếp phản ánh sức khỏe của một nền kinh tế.
Tiền tệ cũng có thể bị thao túng bởi các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách – như các ngân hàng trung ương và thậm chí là trader như George Soros.
Khi tin tức kinh tế được công bố, trader và các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm tín hiệu mạnh và yếu từ các nền kinh tế khác nhau. Đôi khi trước khi tin tức được công bố, tâm lý thị trường đã nghiêng về một hướng. Thay đổi mức giá trước khi tin tức được công bố gọi là ‘biết trước thông tin trên thị trường’. Thường thì nó không tạo ra nhiều biến động khi tin tức chính thức được công bố.
Ngược lại, khi thị trường chưa xác định được xu hướng – hoặc dữ liệu cho ra nhiều kết quả khác với kết quả được dự đoán – biến động thị trường lớn sẽ xảy ra. Đó là lý do vì sao các nhà giao dịch Forex mới không nên giao dịch dựa trên tin tức khi luyện tập phân tích kỹ thuật.
Phân tích cơ bản: Các chỉ số kinh tế quan trọng.
Các dữ liệu kinh tế có thể chỉ ra sự thay đổi trong tình hình kinh tế của một đất nước.
Lãi suất
Lãi suất là một chỉ số quan trọng trong phân tích cơ bản forex. Có rất nhiều kiểu lãi suất, nhưng ở đây ta sẽ tập trung vào lãi suất danh nghĩa hoặc lãi suất cơ bản được thiết lập bởi các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương tạo ra tiền. Sau đó, cho các ngân hàng tư nhân vay. Tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng tư nhân trả cho ngân hàng trung ương khi vay tiền được gọi là lãi suất cơ bản hoặc lãi suất danh nghĩa. Bất kỳ khi nào nghe thấy cụm từ ‘lãi suất’, thì thường là mọi người đang nói về khái niệm này.
Thao túng lãi suất – đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ tiền tệ hoặc chính sách tài khóa của một quốc gia – Nó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng trung ương. Lãi suất là một đòn bẩy kinh tế tuyệt vời. Lãi suất có tác động lớn hơn bất kỳ yếu tố kinh tế nào, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ. Lãi suất có thể tác động đến lạm phát,đầu tư, thương mại, sản xuất và tỷ lệ thất nghiệp.
Cách hoạt động của lãi suất:
Về cơ bản, ngân hàng trung ương muốn thúc đẩy nền kinh tế và đạt mức lạm phát mà nhà nước đã đề ra, vì thế họ giảm mức lãi suất. Hành động này không chỉ kích thích ngân hàng tư nhân và cả cá nhân vay tiền, mà còn kích thích tiêu dùng, sản xuất và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Mức lãi suất thấp có thể là một chiến thuật tốt nhưng lại là một chiến lược tồi.
Về lâu về dài, mức lãi suất thấp có thể dẫn đến tình trạng lạm phát nền kinh tế với quá nhiều tiền mặt lưu thông trên thị trường, và có thể tạo ra các bong bóng kinh tế. Như ta đã biết, bong bóng kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ vỡ và tạo ra các phản ứng dây chuyền trên từng khu vực kinh tế, nếu không muốn nói là toàn bộ nền kinh tế.
Để tránh điều này, ngân hàng trung ương cũng có thể tăng lãi suất, cắt giảm tỷ lệ vay tiền và cho các ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân vay ít tiền hơn. Từ góc nhìn của phân tích cơ bản Forex, trader nên tìm kiếm cơ hội giao dịch khi mức lãi suất thay đổi.
Lạm phát
Các tin tức kinh tế liên quan đến biến động giá hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định được công bố trong báo cáo lạm phát. Xin lưu ý rằng mọi nền kinh tế đều có một tỷ lệ lạm phát được coi là ‘lạm phát tốt – healthy inflation’. Trong một khoảng thời gian dài, khi nền kinh tế tăng trưởng, thì số lượng tiền lưu hành trên thị trường cũng tăng lên, và đây chính là khi lạm phát xảy ra. Khi đó, các ngân hàng trung ương và chính phủ cần phải cân bằng lại thị trường.
Lạm phát phá vỡ thế cân bằng giữa mức cung và mức cầu theo hướng nghiêng về mức cung và tiền mất giá vì có nhiều tiền lưu thông hơn mức cần thiết. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Trong thời gian giảm phát, giá trị của tiền tăng lên, giá hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn.
Trong một khoảng thời gian ngắn, giảm phát có thể là yếu tố tích cực, nhưng về lâu về dài, giảm phát là một yếu tố tiêu cực. Tiền là nhiên liệu vận hành nền kinh tế. Nhiên liệu ít đồng nghĩa với việc ít giao dịch diễn ra và đến một lúc nào đó nó sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, tới mức ta không đủ để giao dịch trên thị trường chứ chưa nói đến việc tăng trưởng kinh tế.
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian nhất định. GDP được coi là chỉ số tốt nhất để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Điều này có vẻ hơi kỳ lạ vì cơ bản GDP được dùng để đo lường tổng sản phẩm và dịch vụ mà một quốc gia cung cấp nhưng lại không đề cập đến mức cầu/mức tiêu thụ của những sản phẩm và dịch vụ này
Để đánh giá chính xác sự phát triển kinh tế của một quốc gia, ta cần phải biết cả mức cung và mức cầu. Sẽ thật không khôn ngoan nếu cho rằng GDP có thể phản ánh cả 2 mặt của thị trường. Vì thế, GDP tăng trưởng mà sức mua/ sức tiêu thụ sản phẩm nội địa không tăng tương ứng thì đấy hoàn toàn không phải một nền kinh tế vững mạnh theo quan điểm của phân tích cơ bản trong thị trường forex.
Tóm lại:
Lãi suất, lạm phát và GDP là 3 chỉ số kinh tế quan trọng thường được sử dụng trong phân tích cơ bản Forex. Chúng có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia so với các chỉ số khác như chỉ số bán lẻ, dòng vốn, cán cân thương mại cũng như giá trái phiếu và nhiều yếu tố vĩ mô hay địa chính trị khác. Ngoài ra, các chỉ số kinh tế không chỉ được so sánh với nhau mà còn được phối hợp, liên kết với nhau.
Điều quan trọng là trader hiểu rằng có rất nhiều dữ liệu kinh tế khi được công bố sẽ tác động mạnh đến thị trường ngoại hối. Dù muốn hay không, trader vẫn nên học phân tích cơ bản Forex và biến nó thành một phần trong chiến lược đầu tư forex để dự báo xu hướng thị trường.
Nguồn: Internet
Kiến thức không của riêng ai! Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ nó cho những người khác nhé.